Nhận tin khuyến mãi

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt

Các bước xây dựng chương trình hành động

  09/11/2017

Chương trình hành động là gì?

Chương trình hành động của người ứng cử là những kế hoạch mà người ứng cử sẽ thực hiện nếu được bầu làm đại biểu.

 

Tầm quan trọng của Chương trình hành động

Chương trình hành động và việc trình bày Chương trình hành động tại Hội nghị tiếp xúc cử tri là một trong những tiêu chí để cử tri đánh giá trình độ và năng lực của người ứng cử. Chương trình hành động tác động đến việc cử tri sẽ đánh giá người ứng cử thế nào và liệu họ có bỏ phiếu cho người ứng cử đó hay không. Các nội dung trong Chương trình hành động thể hiện cam kết của người ứng cử về các hành động mà người đó sẽ làm nếu được bầu nhằm đáp ứng các yêu cầu và đề xuất của cử tri. đây là một công cụ hiệu quả để giúp người ứng cử đạt được mục tiêu thuyết phục cử tri bầu cho mình và trở thành một đại biểu dân cử.

 

Những thông tin cần có để xây dựng Chương trình hành động

    • Các thông tin về tình hình dân cư ở khu vực bầu cử như dân số, dân tộc, độ tuổi, giới, lĩnh vực nghề nghiệp (cán bộ công chức, nông dân, kinh doanh, doanh nghiệp nhà nước…);

    • Các thông tin chung về khu vực bầu cử bao gồm các thông tin về tình hình phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, đất đai, quản lý hành chính, lao động, đầu tư, môi trường, an ninh;

  • Các thông tin chung về thực trạng quản lý tại khu vực bầu cử bao gồm thu và chi ngân sách hàng năm, nguồn thu, các chi phí…;

  • Nắm vững các quy định pháp lý về công việc của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, bao gồm các quy định pháp luật, các chính sách và nghị quyết của nhà nước và của địa phương;

  • Thông tin về các vấn đề nóng mà cử tri gặp phải ở địa phương, các kiến nghị mà cử tri đề đạt với chính quyền;

  • Thông tin về đánh giá của cử tri về tính hiệu quả của quản trị và hành chính công tại địa phương;

  • Thông tin về chiến lược, các dự án quan trọng và kế hoạch mà cơ quan chính quyền đang cân nhắc để triển khai nhằm giải quyết các vấn đề mà cử tri nêu ra;

  • Thông tin về những vấn đề mà địa phương đang phải đối mặt liên quan đến việc làm, an ninh, y tế, giáo dục của tất cả các cử tri thuộc mọi thành phần xã hội khác nhau (nam giới, nữ giới, trẻ em, người già, người có việc làm, người thất nghiệp, vị trí địa lý).

 

Nguồn thông tin

để có được những thông tin cần thiết, người ứng cử cần biết mình phải gặp ai, tiếp cận nguồn thông tin nào để lấy thông tin.


 

Các thông tin cần có

Nguồn

Thông tin về tình hình dân cư của khu vực bầu cử

Số liệu thống kê điều tra dân số và khảo sát hàng năm http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=6

 

báo cáo thường niên của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân địa phương

Website của chính quyền địa phương

Thực trạng phát triển kinh tế, kinh doanh, y tế, giáo dục, các quan hệ xã hội

Website của Chính phủ và của các bộ như: http://www.chinhphu.vn http://www.moh.gov.vn

 

để thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân, Chỉ số về Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã được thiết lập để đánh giá mức độ cởi mở trong việc tiến hành các hoạt động kinh doanh, quản lý kinh tế, cải cách thủ tục hành chính của chính quyền 63 tỉnh thành phố ở việt Nam.

báo cáo PCI - http://pcivietnam.org

Số liệu PCI - http://pcivietnam.org/du-lieu-pci-c16.html

 

Xã hội, giáo dục và Y tế

Chỉ số phát triển giới của Tổng cục Thống kê http://vietnaminfo.gso.gov.vn/vietnaminfo/libraries/aspx/ home.aspx

Hệ thống cơ sở dữ liệu do Nhóm Phát triển Liên Hợp Quốc cung cấp cho phép bạn được duyệt, tải lên, xem và chia sẻ

các thông tin kinh tế - xã hội.

Tình hình tài chính của

báo cáo thường niên của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân

khu vực bầu cử bao

dân địa phương

gồm thu chi ngân sách

Website của chính quyền địa phương

hàng năm, nguồn thu,

Tại các buổi họp với lãnh đạo các cơ quan đảng, Chính quyền,

các loại chi phí

các tổ chức xã hội ở địa phương (Hội Liên hiệp Phụ nữ việt

 

Nam)

Các văn bản pháp luật

Cơ sở dữ liệu trực tuyến văn bản pháp luật việt Nam http://thuvienphapluat.vn/

Thu thập thông tin như thế nào

 

Thông tin trực tuyến

rất nhiều thông tin nêu trên đây có thể tiếp cận trực tuyến. Hãy dành thời gian để xem xét các thông tin trên trước khi gặp gỡ các bên liên quan.

 

Các báo cáo dưới dạng văn bản

để thu thập được các báo cáo bằng văn bản, hãy tới hỏi văn phòng Hội đồng nhân dân tại địa phương. Các văn bản, các quy định về chính sách, pháp luật (hệ thống văn bản pháp luật hiện hành … từ trung ương đến địa phương; các tài liệu liên quan đến hoạt động của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử.

 

Phân tích thông tin

Sau khi thu thập thông tin, bạn sẽ có được các nguồn thông tin đa dạng, có thông tin quan trọng và cả các thông tin không cần thiết. Một số thông tin có thể trái ngược hoặc không chính xác. bạn cần phải phân tích thông tin, xác định tính ưu tiên của thông tin, phát triển thành quan điểm riêng của bạn.

Sau đây là các bước gợi ý cho bạn trong quá trình phân tích thông tin. Ngoài ra, chúng tôi cũng đưa ra một số bảng biểu mà bạn có thể sử dụng để hỗ trợ quá trình thu thập và phân tích thông tin.

 

Bước 1 – Xác định các bên liên quan khác nhau trong khu vực bầu cử.

  • Xác định các nhóm cử tri khác nhau trong khu vực bầu cử của bạn (ví dụ nam và nữ quân nhân, doanh nhân, sinh viên, nông dân, bộ đội, công nhân, người về hưu, cựu chiến binh…);

  • Lập danh sách tất cả các mối quan hệ (bao gồm nhóm, tổ chức, cá nhân) sẽ có ảnh hưởng tới bạn khi bạn là một người ứng cử;

  • Hãy tìm hiểu mối quan tâm, nhu cầu và mong muốn của nhóm người, tổ chức hay cá nhân đó trong khu vực bầu cử của mình.

Bước 2 –Xác định các vấn đề và mối quan tâm chính của từng nhóm

  • Liệt kê những mối quan tâm chung và nhu cầu của từng nhóm là gì;

  • Xác định nội dung chi tiết của vấn đề;

  • Xác định nguyên nhân của vấn đề;

  • Xác định xem mỗi nhóm kỳ vọng người đại biểu mà họ bầu ra sẽ làm gì cho họ;

  • Hãy phân loại theo thứ tự ưu tiên dựa trên số lượng người mà vấn đề đó

có tác động đến, nội dung vấn đề và giải pháp để giải quyết vấn đề đó là gì.

Bước 3 – Xác định các câu trả lời có thể đưa ra

  • Xác định xem Chính phủ, Hội đồng nhân dân hoặc Quốc hội có trách nhiệm giải quyết vấn đề đó hay không;

  • rà soát lại những gì mà Chính phủ (cơ quan hành chính và các đại biểu dân cử) đã làm để giải quyết vấn đề cho đến nay;

  • Phân tích tính hiệu quả của các giải pháp do Chính phủ đưa ra và xem điều gì còn có thể làm hoặc có cách nào khác để giải quyết vấn đề đó hay không;

  • Có quan điểm riêng của bạn về các giải pháp mà bạn cho là tốt nhất để giải quyết vấn đề được nêu ra ở trên.

Sử dụng các bảng sau đây để thu thập và quản lý thông tin; giúp xác định các vấn đề quan trọng đối với cử tri và xếp loại tầm quan trọng của vấn đề theo thứ tự ưu tiên; và các giải pháp của bạn.

 

Xác định các vấn đề đang được quan tâm và thứ tự ưu tiên của các vấn đề đó

để xác định được thứ tự ưu tiên các vấn đề mà cử tri quan tâm trong khu vực bầu cử của bạn, hãy điền vào bảng sau. Dựa trên tác động của vấn đề, tầm ảnh hưởng của nhóm đối tượng mà nó tác động và trách nhiệm phải giải quyết vấn đề của Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật, bạn hãy xếp loại theo thứ tự ưu tiên của các vấn đề. Dựa trên phân tích sơ bộ, rà soát lại danh sách các vấn đề quan trọng và lựa chọn các vấn đề quan trọng dựa trên các tiêu chí sau đây:

  1. vấn đề mà phần lớn cử tri trong khu vực bầu cử quan tâm

  2. vấn đề thuộc trách nhiệm của Hội đồng nhân dân hoặc Quốc hội phải giải quyết

 

Vấn đề đang được quan tâm

 

Nhóm người bị tác động

 

Tầm ảnh hưởng của nhóm

Khả năng giải quyết vấn

đề của Quốc hội hoặc Hội đồng nhân

dân

 

Thứ tự ưu tiên

ví dụ. Có quá ít cơ

Thanh niên

Thanh niên chiếm tỷ lệ lớn

Hội đồng

1

hội việc làm cho

(bao gồm cả

trong cư dân địa phương.

nhân dân có

 

thanh niên. Tỷ lệ

nam và nữ),

Do người già và trẻ em

thể xác định

 

thất nghiệp trong

tất cả người

phụ thuộc vào thanh niên

và tạo nguồn

 

thanh niên cao.

dân đều bị ảnh

để được bảo vệ an toàn,

việc làm mới

 

việc này dẫn tới tỷ

hưởng bởi tội

do vậy vấn đề này tác

cho thanh

 

lệ tội phạm tăng

phạm.

động đến rất nhiều người

niên.

 

cao.

 

dân.

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

Đưa ra ý kiến và giải pháp giải quyết vấn đề

điều quan trọng là phải có ý kiến hoặc phản hồi về tất cả những vấn đề mà cử tri quan tâm. Tuy nhiên, nội dung mà bạn sẽ đưa vào Chương trình hành động cần phải là nội dung mà bạn cho rằng có mức độ ưu tiên cao nhất trong khu vực bầu cử của bạn. đó có thể là những vấn đề như ảnh hưởng của thay đổi khí hậu, các mối quan hệ thương mại mới, xây dựng căn cứ quân sự, mở cửa khu vực mậu dịch tự do, tăng thuế đối với hoạt động kinh doanh, di dời bệnh viện hoặc trường học, đóng cửa hoặc mở cửa nhà máy. đảm bảo là các giải pháp bạn nêu ra có lồng ghép giới và xem xét điều kiện của các nhóm bị thiệt thòi. điền nội dung vào bảng sau đây dựa trên các vấn đề đã được xác định, bao gồm cả các cơ quan quản lý (cả cơ quan hành chính và Hội đồng nhân dân hoặc Quốc hội) cho đến nay. Dựa vào phân tích của bạn về thực trạng vấn đề, xác định giải pháp/phản hồi mà bạn cho là tốt nhất đối với vấn đề là gì.

Xây dựng Chương trình hành động

Mục tiêu là viết một bản Chương trình hành động có sức ảnh hưởng để gây dựng lòng tin của cử tri, từ đó nhận được phiếu bầu của cử tri. Thông qua việc trình bày Chương trình hành động, người ứng cử phải thể hiện được mình là ai, mình có khả năng gì, là người hiểu rõ nhu cầu của cử tri và là người đại biểu đáng tin cậy và chăm chỉ của họ.

 

Cấu trúc của Chương trình hành động

Có ba phần chính trong một bản Chương trình hành động: phần mở đầu, nội dung chính và phần kết luận.

 

Mở đầu

ở phần mở đầu, hãy mô tả:

  • bản thân bạn và gia đình bạn;

  • vị trí, chức danh công tác hiện nay và trước đây (kinh nghiệm làm việc);

    • Trình độ học vấn;

    • Công việc tình nguyện và hoạt động cộng đồng;

    • đặc điểm của bạn và các điểm mạnh về tính cách;

    • Kiến thức của bạn về trách nhiệm của người đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc đại biểu Quốc hội;

    • Mong muốn được trở thành đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc đại biểu Quốc hội;

    • Thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa bạn với tư cách là một người ứng cử với cử tri của khu vực bầu cử đó.

Nội dung

Trong phần nội dung chính của Chương trình hành động, hãy nêu các thông tin sau đây dựa vào những thông tin mà bạn đã thu thập và phân tích trong khu vực bầu cử về vấn đề đó.

  • Nêu những vấn đề ưu tiên mà cử tri địa phương quan tâm cũng như những vấn đề sẽ xảy ra và sẽ có ảnh hưởng đến địa phương;

  • Hãy thể hiện kiến thức của bạn về vấn đề, các quan điểm khác nhau đối với vấn đề, nhu cầu và khuyến nghị của cử tri;

  • Hãy chia sẻ về việc bạn sẽ giải quyết vấn đề như thế nào nếu như bạn trúng cử;

  • Thể hiện năng lực giải quyết vấn đề của bạn.

Kết luận

Trong phần kết luận:

  • Hãy chứng minh tại sao cử tri nên bỏ phiếu cho bạn

    • Nét tính cách mạnh mẽ;

    • bằng chứng về cam kết của bạn đối với cử tri của khu vực bầu cử;

    • Năng lực đàm phán và vận động chính sách của bạn;

    • Cam kết của bạn về việc tạo ra sự thay đổi tích cực trong khu vực bầu cử;

  • Cho thấy mong muốn của bạn được nhận sự ủng hộ từ phía cử tri;

  • bày tỏ lời cảm ơn ban Tổ chức cũng như đại biểu tham dự.

 

 

Gợi ý:

Mô tả trên đây là cấu trúc thông thường của một bản Chương trình hành động. Tuy nhiên, với tư cách là một người ứng cử, bạn sẽ muốn thể hiện mình nổi trội và được nhìn nhận như một ứng cử viên sáng giá. vì vậy, mặc dù bạn vẫn có thể bám theo kết cấu này, song chúng tôi đặc biệt khuyên bạn hãy xây dựng cho mình một bản Chương trình hành động độc đáo và đáng nhớ. Hãy dành thời gian để thảo luận về điểm mạnh trong tính cách của bạn, đưa ra bằng chứng về việc bạn có kỹ năng trở thành nhà đàm phán xuất sắc như thế nào, chia sẻ các câu chuyện về hiểu biết của bạn đối với vấn đề cử tri đặt ra. Hãy kết thúc bản Chương trình hành động của bạn một cách thật mạnh mẽ và ấn tượng.

 dụ về những nội dung chính của một bản Chương trình hành động (đây chỉ là một bản Chương trình hành động giả định)1

 

Tên: Nguyễn Mai Ly

Ngày sinh: 25/6/1973

Dân tộc: Sán Chay

Nơi sinh: xã vân Sơn, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Chức vụ hiện tại: Phó phòng, Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (2011 – nay).

Chuyên viên Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (2011 – nay) (2001 – 2011)

Trình độ chuyên môn: Cử nhân, đại học Mở Hà Nội, chuyên ngành Quản trị công

Thạc sĩ, Học viện Chính trị Hồ Chí Minh, chuyên ngành lý luận chính trị, nghiên cứu về “Quá trình đổi mới đã được tổ chức và triển khai thực hiện như thế nào”

Kinh nghiệm tham gia các hoạt động xã hội:

gây quỹ cho trẻ em mồ côi tại địa phương (2009 – 2013)

Tổ chức ngày làm sạch môi trường cho các trường học tại địa phương (2013 -nay)

 

Tôi rất vinh dự khi được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIv, đây là một trách nhiệm và vinh dự lớn lao của tôi. Tôi sẽ nâng cao năng lực và nỗ lực hoàn thành chức năng và nhiệm vụ của mình trở thành người đại diện của nhân dân thông qua công việc hiện tại với tư cách là Phó Phòng của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Tôi đã đại diện cho cơ quan mình tại các

Hội nghị quốc gia và quốc tế. Tôi có khả năng trình bày và đàm phán tốt. Tôi đã thể hiện những cam kết của mình với cử tri trong khu vực bầu cử này qua 6 năm thông qua các công việc tình nguyện, trước tiên là với trại trẻ mồ côi Thụy Khuê và gần đây nhất là với các trường học tại địa phương. Qua những hoạt động tình nguyện và công việc của tôi tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cũng như sự tham gia tích cực vào hoạt động của nhà chùa tại địa phương, tôi đã có cơ hội gặp gỡ và hợp tác với nhiều người dân. với những kinh nghiệm ấy, tôi đã hiểu rõ hơn về thực trạng và nhu cầu của giới trẻ, của các cán bộ công chức và các cán bộ về hưu.

Nếu các quý vị bầu cho tôi trong kỳ bầu cử tới đây, tôi sẽ tập trung vào những công việc như sau:

  1. Tôi sẽ giữ liên lạc thường xuyên với người dân để nắm rõ tình hình và lắng nghe các ý kiến, nguyện vọng của họ. Tôi sẽ thảo luận những kiến nghị này trong các kỳ họp Quốc hội, cũng như chuyển đến các cơ quan quản lý hữu quan. Tôi sẽ tích cực tham gia các phiên tranh luận tại Quốc hội. Tôi sẽ gặp gỡ với cử tri trước và sau mỗi kỳ họp của Quốc hội để nắm bắt những ý kiến cũng như phản hồi và thông tin lại cho cử tri.

  2. Tôi đặc biệt quan tâm tới vấn đề xây dựng công trình đập thủy điện và tác động của nó tới cộng đồng của chúng ta. đập thủy điện này có thể là một cơ hội rất lớn cho chúng ta. Nó sẽ mang lại nguồn thu nhập lớn cho địa phương – nguồn thu có thể được sử dụng để xây thêm trường học, thuê thêm giáo viên. đập thủy điện cũng có thể tạo thêm công ăn việc làm về xây dựng, bảo trì và quản lý công trình. Mặc dù đập thủy điện có thể mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên nếu không cân nhắc suy xét thấu đáo tới nhu cầu của người dân địa phương thì nó có thể có hại cho địa phương của chúng ta. Tôi sẽ làm việc để đảm bảo rằng việc xây dựng sẽ được thực hiện theo cách thức giảm thiểu các tác hại đối với môi trường khu vực. Tôi cũng sẽ đảm bảo rằng nhân dân địa phương sẽ được tuyển dụng làm nhân công xây dựng, duy tu bảo dưỡng công trình đập thủy điện cũng như con đường mới dẫn đến đập. điều quan trọng hơn cả là tôi sẽ thương lượng để đảm bảo rằng nguồn thu từ việc bán điện sẽ được dành cho sự phát triển của địa phương, đặc biệt là xây thêm 2 ngôi trường mới.

  3. Tôi đã nhiều lần được nghe phản ánh từ nhiều nhóm cư dân khác nhau về băn khoăn đối với chất lượng giáo dục kém tại địa phương, những mối lo cho trẻ em của địa phương không nhận được nền tảng giáo dục cơ bản vì không có đủ giáo viên và không có đủ chỗ học. với nguồn thu từ đập thủy điện, tôi sẽ làm việc chặt chẽ với Phòng giáo dục tại địa

phương để dành nguồn thu đó thuê thêm giáo viên giỏi và xây dựng thêm trường học, mở rộng quy mô các trường học hiện có. Trẻ em là tương lai của chúng ta và không có chất lượng giáo dục tốt, chúng ta sẽ không có được sự tăng trưởng và phát triển ở địa phương mình.

    1. Là người dân tộc thiểu số, sinh ra ở vùng nông thôn nghèo, tôi có thể dùng các kinh nghiệm làm việc của mình để phối hợp với đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề xuất các chính sách đầu tư cho dân tộc thiểu số ở những vùng nông thôn nhằm nâng cao điều kiện sống, đặc biệt là tập trung hơn nữa vào hạ tầng cơ sở của nông thôn như giao thông, thủy lợi, điện lưới, trường học, chăm sóc y tế…

Tôi sẽ nguyện cống hiến hết mình để phục vụ cho người dân huyện Sơn Dương. Tôi có hiểu biết và niềm tin vào người dân địa phương, có nhiệt huyết và ý chí để cải thiện cuộc sống cộng đồng của chúng ta. Tôi có tính cách mạnh mẽ để có thể trở thành một đại biểu có trách nhiệm và tích cực. Nếu các cử tri bầu cho tôi trở thành một đại biểu của cử tri, tôi sẽ làm việc không biết mệt mỏi để đảm bảo rằng địa phương của chúng ta sẽ tiếp tục phát triển và chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một cộng đồng dân cư thịnh vượng.

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả