Hệ thống chính trị của Việt Nam và Hội đồng Nhân dân
09/11/2017
Giới thiệu về hệ thống chính trị ở Việt Nam
Hệ thống chính trị ở việt Nam gồm 3 bộ phận: đảng Cộng sản việt Nam (đCSvN); Nhà nước; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc việt Nam và các thành viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)
đảng Cộng sản việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. đảng Cộng sản việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình (điều 4, Hiến pháp 2013).
Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc lãnh đạo của Đảng
Hệ thống tổ chức đảng được thành lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước. Tại đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác có các Tổ chức cơ sở đảng được thành lập đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; trong Quân đội nhân dân việt Nam và Công an nhân dân việt Nam có các Tổ chức đảng hoạt động theo Cương lĩnh chính trị, điều lệ đảng, nghị quyết, chỉ thị của đảng và pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra ở những nơi có đặc điểm riêng thì việc lập tổ chức đảng sẽ theo quy định của ban Chấp hành Trung ương.
đảng lãnh đạo Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội thông qua:
đảng quyết định cương lĩnh chính trị, đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn để xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên trong bộ máy Nhà nước;
Chỉ đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ;
giới thiệu cán bộ đủ tiêu chuẩn để ứng cử hoặc bổ nhiệm vào cơ quan nhà nước, và tổ chức chính trị - xã hội;
Tổ chức đảng và đảng viên công tác trong cơ quan nhà nước và các đoàn thể phải nghiêm chỉnh chấp hành mọi nghị quyết, chỉ thị của đảng; tổ chức đảng lãnh đạo việc cụ thể hoá thành các nghị quyết, chỉ thị của đảng thành các văn bản luật pháp của Nhà nước, chủ trương của đoàn thể; lãnh đạo thực hiện, triển khai có hiệu quả.
Nhà nước
bộ máy Nhà nước bao gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, viện Kiểm sát nhân dân tối cao và chính quyền địa phương.
Quốc hội
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (điều 69, Hiến pháp 2013).
Chủ tịch nước
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt Nam về đối nội và đối ngoại (điều 86, Hiến pháp 2013).
Chính phủ
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước (điều 94, Hiến pháp 2013).
Tòa án nhân dân tối cao
Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt Nam (điều 104, Hiến pháp 2013).
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất (điều 107, Hiến pháp 2013).
Chính quyền địa phương (Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân)
Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên (điều 113, Hiến pháp 2013).
Ủy ban nhân dân
Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao (điều 114, Hiến pháp 2013).
Tòa án Nhân dân địa phương là cơ quan xét xử, viện Kiểm sát nhân dân địa phương
là cơ quan kiểm tra và giám sát việc tuân thủ pháp luật và thực hành quyền công tố trong phạm vi quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc việt Nam (UBTƯMTTQVN) là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mục tiêu của UBTƯMTTQVN là tập trung đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội, phát huy dân chủ, thực hiện giám sát và phản biện xã hội, tích cực tham gia xây dựng đảng, chính quyền vững mạnh, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ vững hòa bình, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và hạnh phúc của nhân dân.
UBTƯMTTQVN và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
ở việt Nam có 5 tổ chức chính trị - xã hội: Tổng Liên đoàn Lao động việt Nam, Hội Nông dân việt Nam, đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ việt Nam, Hội Cựu chiến binh việt Nam. Các tổ chức này được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong UbTƯMTTQvN. Các tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Quốc hội
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt Nam.
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm và mỗi năm có 2 kỳ họp Quốc hội.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội
Theo Luật Tổ chức Quốc hội 2014 các nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội gồm:
• Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
• Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
• Quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội của đất nước;
• Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn
đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử Quốc gia;
• Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
• Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính;
• Bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
• Quyết định đại xá;
• Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình;
• Phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế;
• Quyết định trưng cầu ý dân.
Cơ cấu tổ chức của Quốc hội
vai trò của các cơ quan khác nhau của Quốc hội và sơ đồ tổ chức của Quốc hội được mô tả trong hình dưới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên ban Thường vụ Quốc hội.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Luật Tổ chức Quốc hội 2014) bao gồm:
• Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội;
• Xây dựng luật, pháp lệnh, giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh;
• Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
• Đình chỉ, bãi bỏ văn bản của cơ quan nhà nước ở Trung ương;
• Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng Dân tộc và Ủy ban của Quốc hội;
• Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội;
• Giám sát, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;
• Thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
• Quyết định tình trạng chiến tranh, quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp;
• Tổ chức trưng cầu ý dân.
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội
Hiện nay Quốc hội có Hội đồng Dân tộc và 9 Ủy ban. Các Ủy ban của Quốc hội gồm: Ủy ban Pháp luật; Ủy ban Tư pháp; Ủy ban Kinh tế; Ủy ban Tài chính, Ngân sách; Ủy ban Quốc phòng, An ninh; Ủy ban văn hóa, giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng; Ủy ban về các vấn đề xã hội; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Ủy ban đối ngoại.
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên. Chủ tịch do Quốc hội bầu; các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Ủy ban của Quốc hội thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án khác và báo cáo được Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao; thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Ủy ban (theo điều 76, Hiến pháp 2013).
Hội đồng Dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Ủy ban (theo điều 77, Hiến pháp 2013).
Tổng thư ký Quốc hội
Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Tổng thư ký Quốc hội có trách nhiệm tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
Văn phòng Quốc hội
văn phòng Quốc hội là cơ quan hành chính, tham mưu tổng hợp, phục vụ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội
Theo Luật Tổ chức Quốc hội, vai trò của đại biểu Quốc hội bao gồm:
1. đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội;
2. Chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn đại biểu của mình;
3. đại biểu Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.
Trách nhiệm và quyền hạn của đại biểu Quốc hội (Theo Luật Tổ chức Quốc hội 2014)
Dưới đây là các trách nhiệm của đại biểu Quốc hội:
Trách nhiệm tham gia các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội
• Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp toàn thể của Quốc hội; tham gia các hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội;
• Đại biểu Quốc hội là thành viên của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tham dự các phiên họp, tham gia các hoạt động khác của Hội đồng, Ủy ban; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban mà mình là thành viên;
• Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách có trách nhiệm tham gia hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách và các hội nghị khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập.
Trách nhiệm với cử tri
• Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; phổ biến và vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật;
• Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri ở nơi ứng cử theo chương trình tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội. đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú, nơi làm việc; tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm. Trong quá trình tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và Quốc hội; cử tri hoặc đại diện cử tri ở đơn vị bầu cử có thể góp ý kiến với đại biểu Quốc hội tại hội nghị cử tri do đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và chính quyền địa phương tổ chức trong trường hợp cần thiết.
Trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân
• Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
• Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn theo quy định của pháp luật;
• Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng pháp luật, đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu Quốc hội yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết.
Quyền của đại biểu Quốc hội
• Quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh;
• Quyền tham gia làm thành viên và tham gia hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
• Quyền ứng cử, giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu;
• Quyền chất vấn:
- Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước;
- Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội hoặc tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản;
- Trường hợp đại biểu Quốc hội chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại tại phiên họp của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn;
• Quyền kiến nghị;
• Quyền yêu cầu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật;
• Quyền yêu cầu cung cấp thông tin;
• Quyền tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân;
• Quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội.
Đoàn đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
• Đoàn đại biểu Quốc hội là tổ chức của các đại biểu Quốc hội được bầu tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc được chuyển đến công tác tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
• Tổ chức để các đại biểu Quốc hội tiếp công dân; phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương tổ chức, bảo đảm các điều kiện để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri với các hình thức phù hợp;
• Tổ chức để các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
• Tổ chức hoạt động giám sát của đoàn đại biểu Quốc hội và tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong đoàn thực hiện nhiệm vụ giám sát tại địa phương; tham gia và phối hợp với Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trong các hoạt động giám sát tại địa phương; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân mà đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp thông tin, báo cáo về những vấn đề mà đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm;
• Báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội;
• Quản lý, chỉ đạo hoạt động của văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội.
Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội (Luật Tổ chức Quốc hội)
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện
công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh;
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương
mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống
tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và
các hành vi vi phạm pháp luật khác;
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh
nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội;
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được
Nhân dân tín nhiệm;
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Số lượng đại biểu Quốc hội
Theo Luật Tổ chức Quốc hội, tổng số đại biểu Quốc hội không quá năm trăm người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách. Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là ba mươi lăm phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách
Trong Quốc hội, có cả đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách. Tại các tỉnh, tỷ lệ đại biểu hoạt động không chuyên trách lớn hơn đại
biểu hoạt động chuyên trách. đại biểu hoạt động chuyên trách sẽ dành toàn bộ thời gian trong nhiệm kỳ của mình để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu tại các cơ quan của Quốc hội hoặc tại đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương. Mỗi đoàn đại biểu Quốc hội thường có 01 phó trưởng đoàn là đại biểu chuyên trách, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn và đoàn đại biểu về các nhiệm vụ của đoàn đại biểu.
đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách vẫn duy trì công việc tại cơ quan Nhà nước trong suốt nhiệm kỳ là đại biểu Quốc hội. Các đại biểu này có trách nhiệm tham dự 2 kỳ họp Quốc hội một năm và dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội.
Nhiệm kỳ đại biểu Quốc hội
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội theo nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm. Quốc hội khóa XIv sẽ bắt đầu từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 4 năm 2021. Một số đại biểu Quốc hội có thể tiếp tục tái cử nhiệm kỳ 2 hoặc 3 song phần lớn đại biểu chỉ tham gia một nhiệm kỳ.
Hội đồng nhân dân
Phần này sẽ trình bày về vai trò của Hội đồng nhân dân, tổ chức của Hội đồng nhân dân các cấp, quyền hạn và nhiệm vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân.
Hội đồng nhân dân là gì?
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra.
Hội đồng nhân dân có nhiệm kỳ 5 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau.
Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước ai?
Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. ví dụ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước nhân dân của tỉnh đó.
đại biểu Hội đồng nhân dân bầu ra lãnh đạo Ủy ban nhân dân cùng cấp và bầu một đại biểu Hội đồng nhân dân làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Ở cấp địa phương có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Tòa án và viện Kiểm sát được thành lập ở cấp tỉnh và huyện.
Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân. Hai nhiệm vụ chính của Hội đồng nhân dân bao gồm:
3.1. Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
3.2. giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương (Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, 2003).
Các nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân thể hiện trong 6 lĩnh vực chính bao gồm: kinh tế, y tế, giáo dục, môi trường, xã hội, quốc phòng, chính sách dân tộc và tôn giáo, thi hành pháp luật và xây dựng chính quyền địa phương.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân địa phương
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và 50–85 đại biểu tùy theo số dân từng tỉnh. Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác có trên ba triệu dân thì có tối đa không quá 95 đại biểu. Hội đồng nhân dân có 3–4 ban bao gồm: ban Kinh tế và Ngân sách, ban văn hóa Xã hội và ban Pháp chế. ở vùng nào có nhiều người dân tộc thiểu số thì Hội đồng nhân dân có thể thành lập ban Dân tộc.
Các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân được các đại biểu Hội đồng nhân dân bầu trong kỳ họp đầu tiên của Hội đồng nhân dân.
ở cấp quận, huyện, Hội đồng nhân dân có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và 30–40 đại biểu tùy theo số dân. đối với các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nếu có từ ba mươi đơn vị hành chính trực thuộc trở lên được bầu trên 40 đại biểu; số lượng cụ thể do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hội đồng nhân dân cấp huyện thành lập 2 ban gồm ban Kinh tế - Xã hội và ban Pháp chế.
Hội đồng nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và 15–35 đại biểu tùy theo số dân. ở cấp xã không thành lập các ban của Hội đồng nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân
Đại biểu Hội đồng nhân dân là ai?
Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia vào việc quản lý nhà nước.
Nhiệm vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân
Các nhiệm vụ chính của đại biểu Hội đồng nhân dân bao gồm:
• Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri;
• Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với nhân dân thực hiện các nghị quyết đó;
• Báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp Hội đồng nhân dân sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân;
• Phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với nhân dân thực hiện các nghị quyết đó;
• vận động nhân dân chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước.
Quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời về những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn trong thời hạn pháp luật quy định.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân kịp thời chấm dứt những việc làm trái pháp luật, chính sách của Nhà nước trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của cán bộ, công chức, nhân viên cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước và về những vấn đề thuộc lợi ích chung. Cơ quan hữu quan có trách nhiệm trả lời kiến nghị của đại biểu.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền đề nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu. đại biểu Hội đồng nhân dân có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác. việc chấp nhận đại biểu Hội đồng nhân dân xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu do Hội đồng nhân dân cùng cấp xét và quyết định.