Tin tức
Nhận tin khuyến mãi

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt

Tại sao phụ nữ có thể trở thành những nhà lãnh đạo tốt?

  09/11/2017
Người ứng cử là nữ cần phải làm gì
Với tư cách là một nữ ứng viên tiềm năng, bạn nên tập trung vào thảo luận về các vấn đề thiết yếu trong cộng đồng và khu vực bầu cử của bạn. Hãy giải thích về điều bạn có thể đem lại cho cộng đồng nếu trúng cử. bạn có thể đem lại nhiều quyền lợi, lợi ích và các quan điểm của bạn rất có giá trị. Hãy nhấn mạnh rằng bạn có thể đem lại nhiều lợi ích từ các vai trò khác nhau của bạn - một cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cao, một đảng viên, một người có giáo dục, một nhà lãnh đạo có kinh nghiệm, một thành viên tích cực trong cộng đồng và cũng là một người vợ, người mẹ. Hãy thể hiện cho các cử tri của bạn thấy rằng bạn là một nhà lãnh đạo tự tin, người có khả năng mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng.

Không nên làm gì
Bạn có thể đại diện cho tiếng nói của phụ nữ, nhưng bạn tham gia ứng cử không chỉ vì quyền lợi của phụ nữ. với tư cách là một người ứng cử, bạn là đại diện của số đông cộng đồng. Không nên chỉ hành động đơn thuần như là một người ứng cử thông thường hoặc rơi vào bẫy lệ thuộc việc bạn là một nữ ứng cử. Hãy làm chủ cuộc thảo luận và đối thoại tập trung vào những vấn đề mà bạn sẽ giải quyết, hướng tới những vấn đề cử tri và nhân dân quan tâm. Không trả lời những câu hỏi liên quan tới quần áo, đầu tóc, trang điểm, gia đình và các mối quan hệ cá nhân. Hãy đảm bảo rằng tất cả các cuộc đối thoại, phỏng vấn và phát biểu đều thể hiện được thái độ chuyên nghiệp. Các ứng viên là nam giới không bị yêu cầu nói về những chủ đề này và bạn cũng vậy.

Nói về việc tham gia ứng cử với tư cách là một ứng viên nữ như thế nào
Nếu bạn được hỏi về năng lực của bạn hoặc quyền tham gia ứng cử của bạn, bạn có thể đưa ra một số câu trả lời như sau:
• Đảng và Chính phủ thể hiện sự ủng hộ đối với việc tăng số lượng phụ nữ tham gia vào bộ máy chính trị thông qua một số văn bản pháp luật, chính sách và nghị quyết quan trọng;
• Đảng và Chính phủ nhấn mạnh quyền tham gia vào bộ máy nhà nước của phụ nữ trong Hiến pháp, Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới cũng như trong Luật bình đẳng giới;
• Xã hội có thể được hưởng lợi từ cách tiếp cận, quan điểm, ý tưởng cũng như ý chí của người phụ nữ việt Nam;
• Phụ nữ việt Nam đã không ngừng nỗ lực chứng minh năng lực thông qua việc nâng cao vai trò và sự tham gia của mình trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, tỷ lệ phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo và dẫn dắt nhiều doanh nghiệp kinh doanh thành công, cũng như giữ vai trò lãnh đạo trong các cơ quan, tổ chức ngày càng gia tăng;
• Thực tế cho thấy việc ngày càng có nhiều phụ nữ giữ các vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị là bước đi hợp lý trong lộ trình thực hiện chính sách bình đẳng giới tại việt Nam;
• việc tăng tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp sẽ thể hiện tính đại diện tốt hơn, đảm bảo sự đa dạng hóa về tầm nhìn và cách nhìn nhận vấn đề ưu tiên liên quan tới các quyết định chính sách;
• Các nghiên cứu quốc thế cho thấy sự gia tăng đại diện nữ trong ban giám đốc góp phần tăng lợi nhuận trong các doanh nghiệp và sự hài lòng của nhân viên trong công việc cũng cao hơn;
• Ngày càng có nhiều minh chứng cho thấy khi các nữ ứng viên trúng cử vào các vị trí được bầu thì ngoài việc cố gắng để xứng đáng là người đại diện của cử tri thì họ sẽ vẫn tiếp tục hoàn thiện mình hơn, là người cán bộ giỏi về chuyên môn, là người bạn, người hàng xóm, người vợ và người mẹ tốt;
• Phụ nữ có thể trở thành những nhà lãnh đạo tài giỏi!

Tiếng nói của phụ nữ trong Quốc hội Việt Nam
Mặc dù hiện chỉ có chưa tới 30% tổng số đại biểu Quốc hội là nữ, song sự hiện diện, tiếng nói ý kiến, quan điểm của họ đang ngày càng trở nên quan trọng. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy các nữ đại biểu Quốc hội trình bày về các vấn đề của phụ nữ nhiều hơn so với các đại biểu Quốc hội là nam giới. đối với những vấn đề như Luật Phòng, Chống bạo lực gia đình, Luật đất đai, vấn đề tuổi nghỉ hưu… số lượng nữ đại biểu đứng ra bênh vực và bảo vệ cho quyền lợi của phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. báo cáo này cũng chỉ ra rằng số lần các nữ đại biểu Quốc hội tham gia phản biện luật và chất vấn bộ trưởng ngang bằng so với các đại biểu nam giới. Kết quả nghiên cứu này đi ngược lại một số khuôn mẫu cho rằng phụ nữ không mạnh dạn hoặc giới hạn hiểu biết về nhiều lĩnh vực, và họ không thể chất vấn các bộ trưởng hoặc chất vấn về hoạt động của các bộ cũng như không tham gia tranh luận hoặc thể hiện quan điểm riêng của mình. Kết quả nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng việc tăng cường sự hiện diện của phụ nữ trong các cơ quan dân cử sẽ góp phần cải thiện chất lượng quản trị nhà nước (UNDP, 2014).
 

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả