Kỹ năng vận động và đàm phán chính trị
Giới thiệu
Chính trị chính là việc giải quyết các vấn đề. để giải quyết vấn đề theo cách thức dân chủ, bạn cần phải được sự hậu thuẫn của đa số. để có được các giải pháp tốt, bạn cần phải có đồng minh. Nội dung phần này sẽ đề cập tới việc làm thế nào để kéo mọi người trong hệ thống“đứng về phía bạn”. Nếu bạn muốn thành công, bạn phải làm rất nhiều việc. bạn phải nắm rõ vấn đề của mình và những người khác phải cảm nhận được rằng giải pháp bạn đưa ra để giải quyết vấn đề là phù hợp đối với họ.
Xung đột là một dạng bất đồng hoặc không nhất trí giữa các cá nhân hoặc nhóm người khi niềm tin hoặc hành động của cá nhân hoặc nhóm người này bị phía bên kia phản đối hoặc không chấp nhận. Hiểu rõ nguồn gốc của xung đột, cách
xung đột tiến triển là những bước quan trọng để hiểu cách giải quyết xung đột
như thế nào.
Nguồn gốc xung đột
Xung đột có nhiều nguồn gốc khác nhau như: hàng hóa vật chất, nguyên tắc, đất đai, giao tiếp, chính sách, quá trình và/hoặc tính cách. Chúng ta có thể phân loại thành xung đột về phương tiện, xung đột về lợi ích, và xung đột cá nhân/quan hệ. Xung đột về phương tiện liên quan đến mục đích, phương tiện, thủ tục và cơ cấu. Xung đột về lợi ích liên quan đến việc phân chia các nguồn lực như tiền bạc, thời gian, nhân viên, không gian, hoặc liên quan đến các yếu tố quan trọng cho việc phân chia các nguồn lực này như tầm quan trọng, sở hữu, năng lực và sự chuyên nghiệp.
Xung đột cá nhân liên quan tới các vấn đề về nhân dạng và tự nhận thức về bản thân, và các vấn đề khác trong các mối quan hệ. Các xung đột cá nhân có thể do lòng trung thành, sự tin tưởng, thiếu tôn trọng, hoặc phản bội bạn bè. điều quan trọng là xác định được nguồn gốc của xung đột trước khi quyết định giải quyết xung đột như thế nào. Không phải lúc nào việc giải quyết xung đột cũng dễ dàng. Các bên có thể phá hủy mọi nỗ lực và làm cho xung đột leo thang. Phân tích xung đột là bước quan trọng trước khi quyết định cách thức giải quyết xung đột.
Bài tập: Nguồn gốc xung đột
Hãy dành vài phút để xác định các nguyên nhân hoặc nguồn gốc phổ biến gây ra xung đột ở cơ quan/cộng đồng của bạn. Hãy kiểm tra các nguyên nhân phổ biến sau đây có phù hợp không bên cạnh việc liệt kê một số nguyên nhân khác:
-
Các hoạt động trong ngắn hạn đi ngược với mục tiêu dài hạn;
-
Khác biệt về nhận thức, giá trị, chuẩn mực văn hóa;
-
Quy định pháp lý mơ hồ, không rõ ràng; cạnh tranh vì các nguồn lực hạn chế;
-
Các nhu cầu về quyền lực, uy tín, cái tôi, được công nhận, giá trị của bản thân;
-
Quan niệm thiển cận và có tính cục bộ, địa phương;
-
Sự thay đổi – người không muốn từ bỏ cái cũ, người khác lại muốn thay đổi quá nhanh;
-
Các nguyên nhân khác;
Hãy trao đổi về nguyên nhân của xung đột với những người khác để xác định đâu là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra xung đột trong cơ quan, tổ chức của bạn. Thảo luận và xác định ai là đối tượng của xung đột, người đó có thường xảy ra xung đột với người khác không?
Phương pháp giải quyết xung đột
bảng sau đây liệt kê 5 phương pháp phổ biến nhất để giải quyết xung đột, và mỗi phương pháp ấy sẽ phù hợp hoặc không phù hợp với loại xung đột nào.
Mỗi tình huống khác nhau yêu cầu các phương pháp giải quyết khác nhau. Sự hữu ích của mỗi phương pháp phụ thuộc vào bối cảnh, nội dung vấn đề, mục tiêu cần đạt được, và mối quan hệ giữa các bên. Tuy nhiên, nếu có thể được thì sự hợp tác giữa các bên là yếu tố quan trọng hơn cả, bởi vì điều đó sẽ đem lại thắng lợi cho cả hai, hoặc tất cả các bên.
Các phương pháp cơ bản để giải quyết xung đột:
Phương pháp |
Tình huống áp dụng |
Phù hợp khi áp dụng |
Không phù hợp khi áp dụng |
Quyền lực hoặc cạnh tranh |
Một bên sử dụng sức mạnh, địa vị, quyền lực để giải quyết xung đột. Tôi đúng, anh không đúng. |
Khi một bên có quyền lực đi kèm với địa vị, vị trí cao hơn bên còn lại. |
Người thua cuộc thất bại trong việc thể hiện bản thân; mối quan tâm của họ. |
Hợp tác |
Thỏa thuận và tôn trọng lẫn nhau để làm việc cùng nhau nhằm đưa đến kết quả là hai bên cùng đồng ý, thống nhất. |
Có đủ thời gian; các bên cam kết làm việc cùng nhau với tư cách chúng ta cùng giải quyết vấn đề. |
Không có đủ thời gian, không có cam kết và khả năng thực hiện. |
Thỏa hiệp hoặc đàm phán |
Mỗi bên từ bỏ một thứ gì đó để cùng gặp nhau ở một điểm giữa, thường sẽ để lại cho cả hai bên sự không hài lòng nhất định. Chúng ta cùng nhất trí theo một cách nào đó. |
Các bên đều thấy khá hơn khi thỏa hiệp so với việc cố gắng hơn thua nhau. |
giải pháp trở nên giảm tác dụng nếu cam kết của các bên đều không chắc chắn. |
Bài tập: phương pháp nào được sử dụng để giải quyết xung đột
bạn đã bao giờ sử dụng một trong số các phương pháp này để giải quyết xung đột trong cơ quan/cộng đồng của mình chưa? Hãy nhìn lại các xung đột mà bạn đã gặp phải và xem có phương pháp nào trong số đó đã giúp bạn giải quyết xung đột?
Bài tập: Mô tả một xung đột mẫu
-
Xung đột về việc gì?
-
đâu là nguyên nhân của xung đột?
-
bạn đã làm gì để giải quyết xung đột cho đến thời điểm hiện tại?
-
Kết quả hoặc những gì đã làm được đến thời điểm hiện tại là gì?
Sự phát triển của xung đột và tiến trình giải quyết xung đột
Những cảm xúc tiêu cực
Thời gian
Dấu hiệu xung đột |
Bất hòa xảy ra |
Chia rẽ bè phái |
Cô lập |
Phân đôi, phá hoại |
Thất vọng, mệt mỏi |
|
|
|
|
|
|
Tài liệu tập huấn dành cho nữ ứng viên tiềm năng trong kỳ bầu cử năm 2016 85
Hiểu được tiến trình giải quyết xung đột có thể giúp các bên đánh giá được việc giải quyết xung đột sớm quan trọng như thế nào – hơn là cứ để xung đột leo thang. Sự tiến triển của xung đột thường bắt đầu với sự bất đồng ý kiến. Thể hiện ra bên ngoài và thảo luận về những ý kiến bất đồng ngay tại thời điểm đó thường làm giảm bớt xung đột. Nếu như xung đột bị bỏ mặc không giải quyết, xung đột sẽ leo thang, bè cánh sẽ hình thành, các quan điểm sẽ có thể trở thành thành kiến, và sẽ rất khó cho các bên có thể giải quyết được xung đột mà không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Hãy xem sơ đồ sau đây về diễn tiến giải quyết xung đột.
Tiến trình giải quyết xung đột
Các cá nhân tham gia vào xung đột kiểm soát tình huống tốt hơn
Các cá nhân tham gia vào xung đột kiểm soát kém hơn
Đàm phán |
Hòa giải |
Trọng tài |
Tòa án |
Thỏa thuận giữa hai phía, tiến tới thỏa thuận mà không cần hỗ trợ. |
Một bên thứ ba là giúp hòa giải và giúp hai bên đạt được thỏa thuận cùng có lợi |
Sử dụng một bên độc lập thứ ba để phân giải bất đồng, bên thứ ba sẽ đưa ra một thỏa thuận ràng buộc cả hai phía. |
Xung đột sẽ được giải quyết nhờ vào hệ thống pháp luật với phán quyết từ tòa án. |
Giải quyết sớm xung đột cho phép các bên liên quan trong xung đột có thể kiểm soát được hậu quả xảy ra. Đàm phán thường là cách kiểm soát tốt nhất đối với xung đột và hệ quả của nó bởi vì các bên cùng ngồi với nhau để giải quyết xung đột. Nếu các bên không thể cùng ngồi với nhau để giải quyết xung đột, họ có thể nhờ tới trung gian hòa giải, có nghĩa là một bên thứ ba trung lập sẽ đứng ra giúp các bên tranh chấp. Trung gian hòa giải không giải quyết tranh chấp mà hướng dẫn các bên tìm ra giải pháp cho chính họ. Nếu trung gian hòa giải cũng không phát huy tác dụng, thì trọng tài có thể là một lựa chọn tiếp theo, nghĩa là một trọng tài viên được chỉ định để đưa ra quyết định nhằm giải quyết xung đột giữa các bên. Nếu trọng tài không phát huy tác dụng, thì cách cuối cùng để giải quyết tranh chấp là tòa án, nghĩa là hệ thống tư pháp, theo đó một thẩm phán hoặc ban hội thẩm sẽ phân xử tranh chấp.
Tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp sớm không nên quá cường điệu. Hành động sớm đảm bảo cho các bên bị ảnh hưởng bởi tranh chấp có thể kiểm soát và can thiệp tốt hơn.
Đàm phán bao gồm thảo luận giữa hai hay nhiều bên về vấn đề cụ thể nhằm đạt tới thỏa thuận mà các bên cùng cảm thấy hài lòng. Mỗi người là một nhà đàm phán, đó là những việc chúng ta làm hàng ngày. Cuộc sống là một chuỗi bất tận những tương tác đòi hỏi phải có đàm phán, thương lượng. Hàng ngày bạn đều phải đối mặt với vô số các tình huống mà bạn phải đàm phán, phải đạt được thỏa thuận, hoặc phải giải quyết một xung đột hoặc một bất đồng ý kiến (ví dụ như thỏa thuận về thời gian đi ngủ với con; thỏa thuận về địa điểm đi nghỉ hoặc đi chơi với gia đình hay bạn bè). vấn đề không nằm ở chỗ bạn có thỏa thuận hay không, mà là bạn có tầm ảnh hưởng như thế nào. đàm phán là một kỹ năng có thể được trau dồi nhờ luyện tập. Theo truyền thống, đàm phán được coi là đối địch hoặc đối đầu, ví dụ như nói chuyện một cách cứng rắn và xem mình có thể đạt được bao nhiêu. Thái độ tiêu cực trong đàm phán này đã ăn sâu vào nhiều nền văn hóa. Phần lớn các cuốn sách và khóa học về đàm phán đều tập trung vào mô hình quan hệ đối địch sau thâu tóm và sáp nhập mang tính thù địch giữa các công ty.
Tuy nhiên, với tư cách là đại biểu Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân, bạn cần phải cân nhắc về việc sẽ thực hiện đàm phán như thế nào. Một nhà đàm phán thành công không cố gắng “thắng bằng mọi giá”. Một cuộc đàm phán theo quan điểm đôi bên cùng có lợi sẽ là hướng tiếp cận nhấn mạnh vào lợi ích và mục tiêu chung của các bên. bằng việc ngồi cùng nhau, các bên có thể tìm kiếm được giải pháp sáng tạo và đạt được những thỏa hiệp mà các bên đều được hưởng lợi.
Cần hiểu 3 khái niệm quan trọng trong đàm phán: quá trình, cách thức và đàm phán
Quá trình – là một loạt các bước hoặc hành động được tiến hành khi thực hiện một việc gì hoặc nhằm đem lại kết quả mong muốn. Khi bạn kiểm tra một “quá trình” có nghĩa là bạn đang xem mọi việc đang được tiến hành đến đâu.
Cách thức – tốt/xấu, hành vi có đạo đức/không có đạo đức; đúng đắn và sai lầm, chấp nhận được/không chấp nhận được, đúng pháp luật và không đúng pháp luật – theo chuẩn mực văn hóa hoặc ra ngoài chuẩn mực văn hóa.
Đàm phán – một đàm phán nghĩa là bất kỳ hoạt động giao tiếp nào trong đó bạn nỗ lực muốn đạt được sự chấp thuận, sự đồng ý hoặc một hành động của một người khác.
Kỹ năng đàm phán
Sau đây là 4 kỹ năng đàm phán cơ bản để trở thành một nhà đàm phán thành công, bao gồm:
-
Xác định rõ mục tiêu;
-
Hiểu và xác định rõ nguyên nhân gây xung đột; và
-
Kỹ năng đặt vấn đề.
-
Hiểu rõ bản thân
Bài tập: hiểu rõ bản thân
Có lẽ kỹ năng quan trọng nhất cho một nhà đàm phán thành công là hiểu rõ về bản thân. bạn hãy trả lời các câu hỏi sau đây về bản thân một cách thành thật nhất có thể và viết một đoạn ngắn gọn mô tả về bản thân trong đàm phán.
Hãy lựa chọn một đối tác và nói với họ:
-
-
đâu là thế mạnh của bạn là gì? điểm hạn chế của của bạn?
-
bạn có phải là người biết lắng nghe không?
-
bạn có phải là một người dễ bị tổn thương về tâm lý không? Dễ bị xúc động không?
-
định kiến và thành kiến của bạn là gì?
-
bạn tạo ra bầu không khí như thế nào khi đàm phán?
-
bạn định nghĩa“công bằng” là như thế nào?
-
Nhu cầu/mong muốn của bạn trong đàm phán là gì?
-
-
Xác định rõ mục tiêu
Một kỹ năng quan trọng khác để đàm phán hiệu quả đó là hiểu rõ mục tiêu tối thiểu, nghĩa là kết quả ít nhất có thể chấp nhận được với bạn là gì.
Bài tập: xác định rõ mục tiêu
Sử dụng một xung đột giả định (hoặc một ví dụ khác nếu phù hợp), xác định mục tiêu cao nhất có thể đạt được và mục tiêu tối thiểu phải đạt được là gì. bạn có thể suy nghĩ về cùng một câu hỏi dưới góc độ của phía đối tác bên kia.
Mục tiêu cao nhất |
Mục tiêu tối thiểu có thể chấp nhận |
Mục tiêu cao nhất của đối tác |
Mục tiêu tối thiểu có thể chấp nhận của đối tác |
-
Hiểu và xác định rõ vị trí
Một kỹ thuật quan trọng trong đàm phán là hiểu rõ sự khác biệt giữa quan điểm và lợi ích trong xung đột, từ đó có thể bỏ qua vấn đề quan điểm để xác định lợi ích. Quan điểm là một phương án mà một bên lựa chọn để thực hiện như một giải pháp để giải quyết xung đột. Lợi ích là mối quan tâm, nhu cầu, và/hoặc mong muốn đằng sau xung đột, nghĩa là tại sao xung đột lại xảy ra. ví dụ, một trong số các Ủy ban của Quốc hội đã ra quyết định không lưu hành biên bản họp cho các đại biểu. điều này khiến cho các đại biểu cảm thấy bị giấu diếm, thiếu tin tưởng.
|
ỦY BAN |
ĐẠI BIỂU |
QUAN ĐIỂM |
Không lưu hành biên bản họp cho các đại biểu |
Ủy ban phải lưu hành biên bản hay là Ủy ban đang che dấu điều gì |
LỢI ÍCH |
giữ bảo mật về một số vấn đề |
biết được điều gì đang xảy ra về mọi vấn đề của Quốc hội, bao gồm cả các Ủy ban của Quốc hội |
Bài tập: sự việc gây xung đột và lợi ích
Sử dụng xung đột giả định của bạn để xác định sự việc gây xung đột và lợi ích của cả hai bên trong xung đột
|
CỦA TÔI |
CỦA HỌ |
QUAN ĐIỂM |
|
|
LỢI ÍCH |
|
|
Trả lời các câu hỏi sau:
-
-
Tại sao lại có các quan điểm khác nhau?
-
Có điểm chung nào giữa các lợi ích hay không?
-
Liệu có giải pháp nào cả đôi bên cùng có lợi không?
-
Bài tập: thảo luận hoặc suy nghĩ về việc chuyển từ sự việc gây xung đột sang lợi ích
Hãy tiếp tục thảo luận về việc làm thế nào để chuyển từ quan điểm sang lợi ích. Không may là phần lớn mọi người thường có xu hướng sớm hình thành các qua điểm. Xung đột càng bị để lâu không giải quyết thì các quan điểm càng khó thay đổi. để chuyển sự chú ý của mọi người từ quan điểm sang lợi ích, có một số kỹ thuật được gợi ý sau đây.
Trong quá trình thảo luận, nhóm có thể muốn tìm hiểu cách thức tốt nhất để chuyển từ việc quan tâm vào quan điểm sang sự quan tâm vào lợi ích, bao gồm các cách sau đây:
-
-
Hãy nói thẳng ra mong muốn của bạn về việc tìm kiếm giải pháp có lợi cho tất cả các bên;
-
Hãy rõ ràng rành mạch về nhu cầu và lợi ích của bản thân bạn, hơn là về quan điểm của bạn;
-
Hãy thảo luận về việc giải pháp quan trọng như thế nào đối với mỗi bên và xác định vấn đề và lợi ích ẩn sau quan điểm của các bên;
-
Không trả lời cho sự việc xung đột đã được đề cập bằng việc đưa ra quan điểm của chính bạn. điều này thường dẫn đến 2 vụ việc xung đột khó giải quyết và không thể thảo luận được;
-
Xem xét lại vấn đề để nhấn mạnh vào lợi ích của cả hai bên hoặc khả năng đạt được một số thỏa thuận;
-
đưa ra một vài phương án khác nhau để cân nhắc hơn là việc tìm cách đáp ứng lợi ích của tất cả các bên;
-
Hãy nhấn mạnh rằng tất cả các phương án đưa ra đều được nghiên cứu kỹ lưỡng để xem chúng có thể thỏa mãn lợi ích của các bên như thế nào.
-
-
Đặt vấn đề và xem xét vấn đề
Một số xung đột bắt nguồn do thiếu thông tin rõ ràng về vấn đề đó. Một kỹ năng quan trọng là kỹ năng nêu vấn đề sao cho tất cả các bên có thể hiểu và nhất trí ngồi lại cùng nhau tìm ra giải pháp chung. đặt vấn đề là một kỹ năng cần phải luyện tập. Khi chúng ta cố gắng nêu vấn đề một cách chính xác sao cho mọi người có thể hiểu một cách rõ ràng mà không định kiến về vấn đề đó thì cần tuân theo một số gợi ý sau đây:
-
Luôn dùng ngôn ngữ trung lập khi nêu vấn đề. Sử dụng ngôn ngữ khách quan và không mang tính chỉ trích ai. ví dụ,“Chúng ta ngồi đây để trao đổi về việc bên A đã không trả tiền phí thành viên” (chỉ trích). “Hãy cho phép chúng tôi mở đầu cuộc thảo luận của chúng ta về việc không thanh toán phí thành viên đúng hạn” (trung lập và khách quan);
-
Chuyển sự quan tâm của các bên từ quan điểm/thái độ sang lợi ích;
-
Xoa dịu/ hóa giải các bất đồng;
-
Cố gắng làm rõ vấn đề từ góc độ trung lập, dưới cái nhìn của bên thứ ba;
-
giải quyết từng vấn đề một;
-
đi đến thỏa thuận mà cả hai bên đều nhất trí;
-
Ngắn gọn và súc tích;
-
Chỉ nêu vấn đề, đừng giải quyết vấn đề.
Khi vấn đề đã được nêu ra làm hài lòng cả hai bên, theo cách thức rõ ràng và trung lập thì việc tìm kiếm giải pháp sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiền. Do trong quá trình thảo luận sẽ có thay đổi về ý kiến và quan điểm nên việc đặt lại vấn đề là phù hợp để đảm bảo rằng mọi người tiếp tục tập trung vào một cùng một điểm.
Bài tập: Nêu vấn đề và đặt lại vấn đề
Sử dụng xung đột giả định, hãy yêu cầu các thành viên xác định những điểm mấu chốt mà họ nghĩ là cần phải đưa vào khi nêu vấn đề. Hãy thảo luận theo từng cặp.
Quá trình đàm phán
Có 3 bước cần cân nhắc trong quá trình đàm phán: bước thứ nhất là cân nhắc có nên đàm phán hay không, nếu bạn quyết định sẽ tiến hành đàm phán thì bạn cần phải thu thập thông tin, chuẩn bị đàm phán và bước cuối cùng là tiến hành đàm phán. Nội dung chi tiết của các bước được trình bày dưới đây, trong đó bao gồm các vấn đề cần cân nhắc trong mỗi bước.
Trước khi đàm phán
-
Quyết định có đàm phán hay không?
Cân nhắc những lựa chọn:
-
-
đàm phán có phải là phương án tốt nhất hay không?
-
điều gì bạn phải từ bỏ? điều gì bạn sẵn sàng từ bỏ?
-
bạn có điều gì mà bên kia muốn đạt được?
-
việc đàm phán cần tuân thủ nguyên tắc nào?
-
Mục đích và mục tiêu đàm phán?
-
Ai là người ủng hộ và ai phản đối bạn? Hãy nhớ rằng kẻ thù của kẻ thù có thể là bạn của bạn và bạn có thể đàm phán với họ.
-
Ai có thể hưởng lợi từ kết quả đàm phán?
-
bạn có phương án lựa chọn nào khác ngoài đàm phán hay không?
-
-
-
Hãy thực hiện phương pháp phân tích theo mô hình SWOT+T: liệt kê điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ cũng như các yếu tố của từng thành phần này. điểm mạnh và điểm yếu thường chỉ môi trường nội tại, trong khi đó cơ hội và nguy cơ thường chỉ môi trường bên ngoài.
-
Cái giá phải trả cho việc đàm phán hoặc không đàm phán là gì? Có nghĩa là nếu chúng ta không đạt được thỏa thuận thì phương án thay thế tốt nhất là gì?
-
Phương pháp đàm phán nào sẽ được lựa chọn? đàm phán một lần hay là đàm phán lâu dài, đàm phán đôi bên cùng có lợi hay theo kiểu thắng thua?
-
-
Chuẩn bị đàm phán
-
Lập nhóm đàm phán;
-
Cần có một đại diện của nhóm nhưng vẫn thỏa thuận giữa các thành viên trong nhóm;
-
Hãy đảm bảo rằng bạn biết rõ bạn có thể đồng ý về điều gì và nói điều gì thay mặt cho nhóm;
-
Xác định rõ cách thức đàm phán và thông báo cho các thành viên của nhóm và phía bên kia được rõ;
-
Thực hiện phân tích SWOT+T đối với nhóm bên kia để đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của họ;
-
Sử dụng kỹ thuật “đèn giao thông” để liệt kê các vấn đề, đánh dấu tình trạng của cả hai bên và các đối tượng khác trong từng vấn đề (màu đỏ = hoàn toàn không đồng ý; màu vàng = đang gần đi đến sự đồng ý; màu xanh= hoàn toàn đồng ý);
-
bạn có thể suy đoán về suy nghĩ của phía bên kia, và liệu phía bên kia sẽ đi đến đâu;
-
bạn có thể tính trước về thời điểm mà mình sẽ ngừng đàm phán; để đổi lại bạn sẽ đòi hỏi điều gì;
-
Luyện tập bằng việc đóng vai để chuẩn bị cho những tình huống có thể xảy ra.
-
-
Giám sát, đánh giá và theo dõi quá trình đàm phán
Một người hoặc một nhóm nhỏ độc lập nào đó có thể thực hiện vai trò giám sát, đánh giá liên tục quá trình đàm phán.
-
-
Liệu tất cả các yếu tố của quá trình đàm phán đã sẵn sàng?
-
Mục tiêu đàm phán đã đạt được chưa?
-
-
Các bên có bám sát vào kế hoạch và nguyên tắc thỏa thuận hay không?
-
đàm phán thành công, thất bại hay bế tắc?
-
Nếu đàm phán thất bại, có nên tiếp tục hay chấm dứt?
-
Thỏa thuận việc đàm phán – tổ chức việc đàm phán như thế nào
-
Chỉ định một người trong nhóm liên hệ với phía bên kia để xác định liệu có thể tiến hành đàm phán hay không;
-
Quyết định/đề xuất chương trình làm việc;
-
đề xuất thứ tự nội dung thỏa thuận;
-
đừng để những vấn đề khó khăn nhất xuống thảo luận cuối cùng. đảm bảo rằng những vấn đề khó khăn nhất đối với nhóm của bạn sẽ được thảo luận sớm;
-
đề xuất thời gian và địa điểm (địa điểm của bạn, địa điểm của đối tác, địa điểm luân phiên giữa hai bên hay một địa điểm trung gian);
-
đề xuất phương thức bảo đảm để có thể chắc chắn rằng những gì đã đạt được thỏa thuận sẽ được tôn trọng;
-
Quyết định xem liệu có cần trung gian hòa giải không, và người làm trung gian hòa giải đó cần có quyền hạn như thế nào;
-
Nếu mọi việc trở nên tồi tệ thì sẽ làm gì tiếp theo;
-
Chốt lại trưởng nhóm và thành phần của nhóm;
-
Thu xếp việc ghi lại quá trình đàm phán và kiểm tra các thỏa thuận đạt được trong quá trình đàm phán;
-
ghi chú cẩn thận tất cả nội dung cuộc họp bằng cách sử dụng phương pháp 5W và 1H;
-
Cuộc họp được tổ chức ở đâu và Khi nào (ngày, thời gian bắt đầu và kết thúc);
-
Ai có m<
Bình luận
-