Nhận tin khuyến mãi

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt

Quy trình ứng cử

  09/11/2017

Các ứng cử viên được ứng cử, giới thiệu ứng cử và lựa chọn như thế nào?

Quy trình ứng cử và lựa chọn ứng cử viên ở Việt Nam
Quá trình ứng cử của phần lớn các ứng viên là khác nhau, tuy nhiên có một số bước chung. Trong một số trường hợp, một số bước chỉ là hình thức hoặc có thể bỏ qua, nhưng đó chỉ là những trường hợp ngoại lệ. Sau đây là những bước cơ bản đã được quy định chi tiết trong các văn bản luật.

Lưu ý là quá trình ứng cử và tự ứng cử có thể thay đổi khi Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được thông qua. Luật này dự kiến sẽ được thông qua vào tháng 6/2015.

Các bước chi tiết của quá trình ứng cử
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ấn định và công bố ngày bầu cử, thành lập Hội đồng bầu cử Trung ương. Dự kiến về cơ cấu thành phần, số lượng đại biểu Quốc hội được bầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và ở địa phương. Dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Thuật ngữ “cơ cấu” dùng để chỉ các tiêu chí cụ thể cho mỗi vị trí bầu cử. đó có thể là tiêu chí chung (ví dụ 30% là phụ nữ) hoặc rất cụ thể (ví dụ: người nào đó làm việc cho một doanh nghiệp nhà nước hoặc trường đại học cụ thể nào đó; tự ứng cử). Cơ cấu cần phải đảm bảo cân bằng tất cả các lợi ích của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, ví dụ như nông dân, các vùng miền, thanh niên, doanh nhân, nhà khoa học, dân tộc và phụ nữ. để đảm bảo sự đại diện của tất cả các thành phần trong xã hội, cơ cấu này có một chút linh hoạt ở cấp tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, sau khi thống nhất với ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định thành lập Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
3. đối với bầu cử đại biểu Quốc hội: Dựa trên dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở trung ương do đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc việt Nam tổ chức để thoả thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương.
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức để thoả thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương.
4. Căn cứ vào kết quả hiệp thương lần thứ nhất, chậm nhất là trước ngày bầu cử Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương được bầu làm đại biểu Quốc hội; quyết định và thông báo số lượng và danh sách đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu của từng đơn vị bầu cử dựa trên số lượng cử tri của tỉnh/thành phố.
5. Tổ chức giới thiệu người ứng cử tại cấp trung ương và địa phương giới thiệu người ứng cử của tổ chức mình và tổ chức Hội nghị cử tri ở tổ chức đó để quyết định về việc giới thiệu người ứng cử. đôi khi, có thể chỉ có một người ứng cử đáp ứng tất cả các tiêu chỉ và có đầy đủ lợi thế được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ra ứng cử. Trong một số trường hợp khác, có thể có nhiều người ứng cử được giới thiệu hơn so với số lượng dự kiến giới thiệu, và dù một hay nhiều người được giới thiệu ứng cử thì hội nghị biểu thị sự tán thành của mình đối với từng người được giới thiệu ứng cử bằng cách biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định. Nếu hội nghị quyết định bằng bỏ phiếu kín thì cử ban kiểm phiếu từ ba đến năm người. Phiếu phải có dấu của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Dựa trên kết quả của Hội nghị, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ quyết định giới thiệu người ứng cử của tổ chức mình.
biên bản Hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị ban lãnh đạo   cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận xét về người được giới thiệu ứng cử ở trung ương sẽ được gửi đến ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc việt Nam.
biên bản Hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị ban lãnh đạo và hồ sơ của người được giới thiệu ứng cử ở địa phương sẽ được gửi đến ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc việt Nam cấp tỉnh.
Người tự ứng cử điền vào hồ sơ lấy từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tại địa phương và nộp lại cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.
6. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở trung ương và địa phương để thỏa thuận danh sách sơ bộ những người ứng cử và danh sách được gửi lấy ý kiến cử tri ở nơi cư trú. Hội nghị ở trung ương do đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc việt Nam tổ chức. Hội nghị ở địa phương do ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc việt Nam cấp tỉnh tổ chức.
7. Tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và nơi công tác hoặc nơi làm việc (nếu có) về những người ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
đối với người tự ứng cử nếu chưa lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi người đó công tác hoặc làm việc (nếu có) thì trong bước này phải lấy ý kiến của cử tri ở cả nơi cư trú và nơi công tác hoặc nơi làm việc (nếu có).
8. Ủy ban Thường vụ Quốc hội dựa trên kết quả Hội nghị hiệp thương lần  hai sẽ điều chỉnh lần hai về cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương.
9. Hoàn tất việc rà soát và xác minh về các vụ việc mà cử tri nêu lên đối với người ứng cử. Nếu vụ việc ở nơi công tác hoặc nơi làm việc thì cơ quan,  tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người ứng cử có trách nhiệm xác minh  và trả lời bằng văn bản cho ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc việt Nam (đối với người do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu ứng cử), cho ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc việt Nam cấp tỉnh (đối với người do cơ quan, tổ chức, đơn vị của địa phương giới thiệu ứng cử).
10. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba cả ở cấp trung ương và địa phương do
đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc việt Nam tổ chức để lựa chọn và lập dánh sách chính thức những người ứng cử.
11. vận động bầu cử và trình bày Chương trình hành động: Mặt trận Tổ quốc địa phương sẽ tổ chức những hội nghị tại địa phương để người ứng cử tiến hành vận động bầu cử. Mặt trận Tổ quốc tổ chức và giám sát việc vận động bầu cử.
12. để trúng cử, người ứng cử người ứng cử phải có số phiếu bầu nhiều hơn so với người ứng cử còn lại, cũng như phải có tối thiểu 50% tổng số phiếu bầu.
10. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba cả ở cấp trung ương và địa phương do
đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc việt Nam tổ chức để lựa chọn và lập dánh sách chính thức những người ứng cử.
11. vận động bầu cử và trình bày Chương trình hành động: Mặt trận Tổ quốc địa phương sẽ tổ chức những hội nghị tại địa phương để người ứng cử tiến hành vận động bầu cử. Mặt trận Tổ quốc tổ chức và giám sát việc vận động bầu cử.
12. để trúng cử, người ứng cử người ứng cử phải có số phiếu bầu nhiều hơn so với người ứng cử còn lại, cũng như phải có tối thiểu 50% tổng số phiếu bầu.

Bước

Nội dung công việc

Cấp

Đơn vị thực hiện

Bên tham gia

1

Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thoả thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Quốc hội

Trung ương

Đoàn chủ tịch UBTƯMTTQ

đoàn chủ tịch UbTƯ MTTQ, đại diện lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận; Mời thêm đại diện của Hội đồng bầu cử Quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ

Địa phương

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh

Đại diện lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại diện ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, huyện; mời thêm đại diện của Ủy ban bầu cử tỉnh, Thường trực HĐND và UBND tỉnh

Điều chỉnh lần thứ nhất về cơ cấu, thành phần và số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu QH sau khi nhận được biên bản Hội nghị hiệp thương.

 

Ủy ban Thường vụ QH

 

Hướng dẫn nội dung và quy trình ứng cử; hướng dẫn điền vào hồ sơ ứng cử.

 

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ

Đại diện của cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử

2

Giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội.

 

Lãnh đạo của tổ chức giới thiệu người ứng cử.

Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan.

Hội nghị để lấy ý kiến của cử tri nơi người được dự kiến ứng cử đại biểu QH công tác.

 

Lãnh đạo của tổ chức giới thiệu người ứng cử.

Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan.

Chốt lại danh sách giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội.

 

Lãnh đạo của tổ chức giới thiệu người ứng cử.

 

Điền vào hồ sơ ứng cử và gửi tới Ủy ban bầu cử.

 

Người được giới thiệu ứng cử, lãnh đạo của tổ chức giới thiệu người ứng cử.

 

3

Hội nghị hiệp thương lần hai lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu QH

Trung ương và địa phương

đoàn chủ tịch UBTƯ MTTQ đối với cấp trung ương và ban Thường trực Ủy ban MTTQ đối với cấp địa phương

Như Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.

4

Tổ chức hội nghị cử tri ở địa phương để lấy ý kiến của cử tri tại địa phương nơi người được giới thiệu ứng cử hoặc người tự ứng cử sinh sống Người tự ứng cử sẽ được yêu cầu lấy ý kiến của cử tri nơi người đó công tác (nếu có)

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ và UBND

Đại diện của tổ chức có người ứng cử, người ứng cử, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, cử tri (ở xã, vùng nông thôn có 50 cử tri sẽ mời tất cả các cử tri và đảm bảo rằng ít nhất 50% số lượng cử tri tham dự; tại khu vực có từ 50 cử tri trở lên có thể mời đại diện của cử tri nhưng không ít hơn 40 cử tri). Lãnh đạo của xã và lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc sẽ quyết định ai được mời.

Điều chỉnh lần thứ hai về cơ cấu, thành phần và số lượng người ứng cử đại biểu QH sau khi nhận được biên bản Hội nghị hiệp thương

 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 

5

Hội nghị hiệp thương lần thứ ba lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội.

 

Đoàn chủ tịch UBTƯ MTTQ đối với cấp trung ương và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ đối với cấp địa phương

Như Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.

6

Vận động bầu cử: - Tiếp xúc trực tiếp cử tri (ít nhất 10 lần) - Làm việc với cơ quan truyền thông

 

MTTQ ở các điểm bầu cử.

 

7

Bầu cử

 

 

 

Quy trình lựa chọn người ứng cử đại biểu Quốc hội

Giới thiệu ứng cử tại trung ương và giới thiệu ứng cử tại địa phương trong bầu cử đại biểu Quốc hội
Các cơ quan trung ương sẽ xác định và giới thiệu người của các cơ quan trung ương đó tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội. Những người ứng cử ở trung ương này sẽ tham gia tranh cử tại khu vực bầu cử cấp tỉnh cùng với người ứng cử tại địa phương.

Danh sách các ứng viên nữ tiềm năng của Hội Liên hiệp Phụ nữ
Theo Khoản 3 điều 8 của Dự thảo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, số lượng đại biểu nữ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến dựa trên cơ sở đề xuất đề nghị của đoàn Chủ tịch ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ việt Nam, đảm bảo để ít nhất là 35% tổng số người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ.
Theo Khoản 4 điều 8 của Dự thảo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội; Nghị quyết 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chiến lược quốc gia vì bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, Chỉ thị của đảng về công tác bầu cử đại biểu QH, HđND, đCT Hội liên hiệp phụ nữ xây dựng danh sách ứng cử viên nữ tiềm năng, đề xuất số lượng nữ đại biểu QH gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đồng thời, Hội lập một danh Danh sách các ứng viên nữ tiềm năng dựa trên các tiêu chí sau đây:
• Các tiêu chuẩn của đại biểu (dựa trên các tiêu chuẩn theo quy định tại Luật bầu cử);
• vị trí, vai trò và sự đóng góp của người đó trong lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp và trong lĩnh vực bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ.
để có được danh sách này, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ đề nghị Hội LHPN  cấp tỉnh giới thiệu những phụ nữ ưu tú, tiêu biểu tại địa phương; đề nghị các bộ, ngành gửi danh sách trích ngang cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trở lên; trên cơ sở các nguồn của Hội LHPN địa phương, các bộ, ngành, đồng thời thông qua các nguồn thông tin khác, Hội LHPN việt Nam sẽ lập một danh sách giới thiệu nữ ứng cử. Sau khi lập danh sách, Hội Liên hiệp Phụ nữ sẽ gửi danh sách tới các cấp trung ương của các cơ quan sau đây để thuyết phục đưa người nữ đó vào danh sách của đơn vị bầu cử: bộ Chính trị, ban bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Chính phủ và các cơ quan liên quan như bộ Nội vụ, ban Tổ chức Trung ương đảng, Hội đồng bầu cử Trung ương. Tại cấp tỉnh, danh sách sẽ được gửi đến ban Thường vụ ban Chấp hành đảng bộ cấp tỉnh, ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở cấp tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân, Sở Nội vụ, ban Tổ chức tỉnh ủy và Hội đồng bầu cử cấp tỉnh.

Bước

Nội dung công việc

Đơn vị thực hiện

Các bên tham gia

1

Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thoả thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân

Ban Thường trực UBMTTQ

Ban Thường trực UBMTTQ, đại diện lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận; Mời thêm đại diện của Ủy ban Bầu cử, Thường trực HĐND và UBND

Điều chỉnh lần thứ nhất về cơ cấu, thành phần và số lượng người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử đại biểu HđND sau khi nhận được biên bản Hội nghị hiệp thương.

Thường trực HĐND

 

Hướng dẫn nội dung và quy trình ứng cử; hướng dẫn điền vào hồ sơ ứng cử

 

Ban Thường trực UBMTTQ

Đại diện của cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử

2

Giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND

Lãnh đạo của tổ chức giới thiệu người ứng cử.

Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức

Hội nghị để lấy ý kiến của cử tri nơi người được giới thiệu ứng cử đại biểu HđND công tác.

 

 

Chốt danh sách giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND

Lãnh đạo của tổ chức giới thiệu người ứng cử.

 

Điền vào hồ sơ ứng cử và gửi tới Ủy ban bầu cử.

Người được giới thiệu ứng cử, lãnh đạo của tổ chức giới thiệu người ứng cử.

 

3

Hội nghị hiệp thương lần hai lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu HĐND.

Như Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.

Như Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất

4

Tổ chức hội nghị cử tri ở địa phương để lấy ý kiến của cử tri tại địa phương nơi người được giới thiệu ứng cử hoặc người tự ứng cử sinh sống. Người tự ứng cử sẽ được yêu cầu lấy ý kiến của cử tri nơi người đó công tác (nếu có)

ban Thường trực Ủy ban MTTQ và UBND

Đại diện của tổ chức có người ứng cử, người ứng cử, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, cử tri (ở xã, vùng nông thôn có 50 cử tri sẽ mời tất cả các cử tri và đảm bảo rằng ít nhất 50% số lượng cử tri tham dự; tại khu vực có từ 50 cử tri trở lên có thể mời đại diện cử tri nhưng không ít hơn 40 cử tri). Lãnh đạo xã và lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc sẽ quyết định ai được mời.

Điều chỉnh lần thứ hai về cơ cấu, thành phần và số lượng người ứng cử đại biểu HĐND sau khi nhận được biên bản Hội nghị hiệp thương.

Thường trực HĐND

 

5

Hội nghị hiệp thương lần thứ ba lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND

Như Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.

Như Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.

6

Vận động bầu cử.

 

 

7

Bầu cử.

 

 


Số lượng người ứng cử tại mỗi đơn vị bầu cử
đối với bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, số người trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân  tại mỗi đơn   vị bầu cử phải lớn hơn số đại biểu được bầu ở đơn vị đó. Nếu đơn vị bầu cử được bầu 3 đại biểu thì số người trong danh sách ứng cử ít nhất phải nhiều hơn 2 người so với số đại biểu được bầu.

Tự ứng cử

Theo dự thảo Luật bầu cử, các ứng cử viên độc lập phải nộp hồ sơ cho Ủy ban bầu cử đối với bầu cử đại biểu Quốc hội và cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó cư trú thường xuyên hoặc nơi người đó công tác. Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định của Luật bầu cử, Hội đồng bầu cử Trung ương sẽ chuyển tiểu sử tóm tắt, kê khai tài sản và thu nhập và danh sách ứng cử đến ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp.

Một số gợi ý để có thể trở thành người ứng cử

Mỗi người sẽ trải qua quá trình ứng cử khác nhau vì họ đến từ các cơ quan khác nhau. Tuy nhiên, có một số gợi ý bạn có thể tham khảo như sau.

Biết ai là người tiến hành giới thiệu ứng cử
Phân tích tình hình của bạn và cơ quan của bạn, xác định xem ai là người có vai trò chủ chốt tham gia vào quá trình giới thiệu ứng cử. Nếu bạn làm việc trong một bộ hay một vụ và đồng thời tại một cơ quan dân vận, bạn có thể tiếp cận cả hai để trình bày nguyện vọng được ứng cử của mình.

Trình bày nguyện vọng
Hãy trình bày sớm với lãnh đạo của bạn về mong muốn được ứng cử cũng như lý do vì sao bạn sẽ trở thành một ứng cử viên có triển vọng.

Tìm kiếm sự hỗ trợ
Xác định xem trong số những người xung quanh bạn, ai là người ủng hộ việc bạn ứng cử, cho rằng bạn sẽ tạo ra sự khác biệt và mong muốn bạn thành công. Những người này có thể là đồng nghiệp, thành viên trong gia đình, đồng nghiệp cũ, đồng chí trong chi bộ đảng, đại biểu đương nhiệm hoặc cựu đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Quốc hội. Những hỗ trợ mà bạn có thể tìm kiếm từ những người này có thể là tìm kiếm thông tin để xây dựng chương trình hành động, vận động những người khác ủng hộ việc ứng cử của bạn, cùng bạn phác thảo chương trình hành động, cùng bạn luyện tập trình bày chương trình hành động. Bạn không nên tự xoay xở với quá trình ứng cử một mình.
Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường e ngại khi chia sẻ với chồng mình hoặc  gia đình chồng về việc họ đang được nhắm tới như một ứng cử viên tiềm năng     vì e ngại phản ứng của họ. điều này là không tốt và sẽ đặt người nữ ứng cử viên vào thế khó. Chúng tôi khuyến nghị bạn sớm chia sẻ với các thành viên gia đình mình về mong muốn được ứng cử và trúng cử. Cần thuyết phục với các thành viên gia đình rằng sự hỗ trợ tinh thần của họ là rất quan trọng trong quá trình ứng cử.
Các ứng cử viên nữ chia sẻ rằng chồng của họ có thể e ngại việc vợ mình sẽ có địa vị xã hội cao hơn, có lương cao hơn hoặc có thể sẽ phải tham gia nhiều công việc bên ngoài gia đình.

Hãy làm cho bản thân trở nên nổi bật và được biết đến
Hãy tận dụng các cơ hội để trở nên nổi bật hơn trong cộng đồng, ở các cơ quan khác, và ngay tại chính cơ quan của mình. Hãy tham gia các buổi họp tổ dân phố thường xuyên và làm quen với những người trong khu dân cư mà bạn đang sống. Hãy chuẩn bị danh thiếp để đưa cho những người bạn mới quen.

Rà soát lại mạng xã hội của bạn
bạn có sử dụng Facebook hoặc tài khoản Twitter không? Nếu có, bạn có đặt chế độ mở cho tất cả mọi người cùng vào không không? Hãy dành thời gian để rà soát xem mọi người sẽ có thể tiếp cận các thông tin của bạn trên mạng xã hội như thế nào. Ngày nay, mạng xã hội cũng quan trọng như kỹ năng diễn thuyết trước công chúng hoặc việc bạn sẽ trình bày về bản thân mình trong Hội nghị như thế nào. Mạng xã hội có thể hỗ trợ cho quá trình ứng cử của bạn một cách rất tích cực. Tuy nhiên, nếu bạn để lộ quá nhiều thông điệp hoặc ảnh mang tính riêng tư trên trang Facebook của mình thì nó có thể có tác động tiêu cực cho quá trình ứng cử của bạn.

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả